Hãy chọn công việc bạn yêu thích, bạn sẽ không phải làm việc một ngày nào trong cuộc đời của mình – Khổng Tử

Định hướng nghề từ sớm là bước đầu quan trọng trong quá trình lựa chọn nghề nghiệp, giai đoạn phù hợp nhất là khi bạn còn ngồi trên ghế nhà trường. Điều giúp bạn sớm nhận biết được bạn thích gì và bạn muốn trở thành người như thế nào trong tương lai. Ngoài ra, bạn cũng sẽ có nhiều cơ hội để thử sức các ngành nghề khác nhau trước khi đưa ra quyết định.

Định hướng nghề nghiệp khi còn là học sinh là điều không dễ dàng
Định hướng nghề nghiệp khi còn là học sinh là điều không dễ dàng

Các bước chọn đúng ngành nghề 

Để lựa chọn đúng ngành nghề từ sớm, các bạn có thể thực hiện theo quy trình sau:

Xác định mục tiêu nghề nghiệp

Để xác định được mục tiêu nghề nghiệp bạn cần biết được mong muốn của bạn đối với công việc này là gì. Sau khi liệt kê ra đầy đủ, bạn hãy lựa chọn 1 công việc phù hợp nhất.

Đánh giá bản thân

Sau khi xác định được nghề nghiệp phù hợp, bạn hãy đánh giá bản thân dựa trên các yếu tố: Kiến thức, kỹ năng, tính cách. Từ đó đánh giá xem bản thân có thật sự phù hợp với ngành nghề này không.

Ví dụ, nếu bạn muốn trở thành một diễn viên nổi tiếng, bạn phải có kỹ năng diễn xuất. Hoặc nếu bạn muốn trở thành một chuyên gia tâm lý, bạn phải có khả năng giao tiếp và nắm bắt tâm lý con người.

Xem xét nhu cầu xã hội

Khoa học công nghệ ngày một phát triển, một số ngành nghề dần được thay thế bởi máy móc. Vì vậy, không phải bạn lựa chọn ngành nghề yêu thích, phù hợp với bản thân là đủ. Bạn cần xem xét và đánh giá cơ hội ngành nghề này trong tương lai, để đưa ra lựa chọn đúng đắn nhất cho tương lai của mình.

Nếu có thắc mắc về xu hướng nghề xã hội, có thể tham khảo các bài viết:

Xem xét hoàn cảnh gia đình

Gia đình là nơi sẽ tiếp theo niềm tin và sức mạnh, để bạn vững bước trên con đường phía trước. Khi lựa chọn nghề nghiệp ngoài việc cần sự ủng hộ từ người thân, bạn cần lựa chọn ngành nghề theo học phù hợp với khả năng tài chính của gia đình.

Tránh trường hợp lựa chọn ngành học quá đắt đỏ, từ đó trở thành gánh nặng tài chính của gia đình. Điều này rất dễ dẫn đến  tình trạng chán nản và không hứng thú trong việc học.

Lựa chọn cơ sở đào tạo

Một cơ sở đào tạo tốt sẽ giúp bạn có thêm kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm tốt sau khi tốt nghiệp. Từ đó sẽ giúp bạn có nhiều cơ hội xin việc làm, sau khi ra trường.

Trên đây là 5 bước giúp bạn chọn đúng nghề. Tiếp theo, hãy đến với 1 số kinh nghiệm để lựa chọn nghề chính xác hơn nhé!

Một số kinh nghiệm khác giúp chọn đúng nghề

Ngoài 5 bước giúp bạn lựa chọn đúng nghề mà Timona Academy đã chia sẻ phía trên, còn có một số kinh nghiệm khác chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn như sau:

Khám phá tiềm năng của chính mình bằng cách đặt ra những câu hỏi

Bạn hãy dành thời gian khám phá những khả năng tiềm ẩn của chính mình, bằng cách đặt ra những câu hỏi như:

  1. Kỹ năng mềm của bạn là gì?
  2. Kiến thức nổi trội của bạn là gì?
  3. Điểm mạnh của bạn là gì?
  4. Tính cách cá nhân của bạn là người như thế nào?
  5. Bạn yêu thích lĩnh vực nghề nghiệp nào?
  6. Bạn mong muốn công việc trong tương lai của bạn như thế nào?
  7. Bạn mong muốn được làm việc trong môi trường như thế nào?
  8. Chế độ phúc lợi bạn mong muốn là gì?
Hãy tự đặt ra những câu hỏi để thấu hiểu bản thân mình sẽ giúp bạn chọn đúng nghề
Hãy tự đặt ra những câu hỏi để thấu hiểu bản thân mình sẽ giúp bạn chọn đúng nghề

Có câu nói “hiểu bản thân chọn đúng nghề” việc phân tích bản thân là bước đầu tiên trong việc giải đáp câu hỏi “mình thích hợp với nghề gì”. Sau khi giải đáp được những câu hỏi trên, phần nào bạn sẽ đoán ra được nghề nghiệp phù hợp với mình là gì.

Các bài viết về tiềm năng bản thân dưới đây có thể giúp được bạn:

Hiểu bản thân chọn đúng nghề (Kỹ năng)

Việc xác định các kỹ năng và lập kế hoạch phát triển chúng là vô cùng quan trọng. Xác định kỹ năng cứng và kỹ năng mềm của bản thân, nghiên cứu và đánh giá các công việc có kỹ năng phù hợp. Phân tích và đánh giá mức độ thành thạo của bản thân của từng kỹ năng tương ứng.

Từ đó, lên kế hoạch phát triển những kỹ năng sẵn có, trau dồi thêm những kỹ năng còn thiếu. Các kỹ năng này, sẽ hỗ trợ trực tiếp cho bạn trong công việc, giúp bạn nâng cao hiệu quả công việc hơn.

Một số bài viết sau đây có thể giúp bạn:

Nói chuyện với nhiều người và tìm hiểu về công việc của họ

Bạn có thể tìm hiểu thực tế các công việc khác nhau bằng cách trò chuyện và chia sẻ với mọi người xung quanh. Từ đó có thể hiểu thêm về công việc của họ, đây là một cách làm vô cùng tiết kiệm thời gian. 

Bạn thực hiện công việc này bằng cách tham gia các hội nhóm từ các trang mạng xã hội, nhận sự chia sẻ từ bạn bè và người thân. Hoặc bạn có thể tự thành lập các group với cùng chủ đề trao đổi nếu cần thiết.

Lập danh sách các công việc muốn thử sức

Có rất nhiều nguồn tìm kiếm công việc khác nhau, khi bạn đang mong lung không biết lựa chọn ngành nghề nào. Hãy liệt kê các công việc bạn yêu thích, những lĩnh vực mà bạn muốn thử sức. 

Tham khảo thêm ý kiến từ mentor, giáo viên, bạn bè hoặc gia đình người thân của bạn, để giúp sự lựa chọn thêm phong phú.

Hãy liệt kê các công việc bạn yêu thích
Hãy liệt kê các công việc bạn yêu thích

Nghiên cứu và thu hẹp danh sách các công việc muốn làm

Phân tích và tìm hiểu kỹ những công việc có trong danh sách bạn đã lập phía trên. Từ đó có thể loại bỏ những công việc ít phù hợp với năng lực và mục tiêu nghề nghiệp của bạn. Loại bỏ những công việc ít % tương thích, thu gọn danh sách còn từ 5 – 10 công việc, để dễ dàng đưa ra lựa chọn phù hợp.

Đầu tư thời gian cho lĩnh vực yêu thích

Kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm là thế mạnh của bạn, giúp bạn dễ dàng lựa chọn công việc sau khi ra trường. Tuy nhiên, điều này không làm giới hạn nghề nghiệp tương lai dành cho bạn. 

Hãy tham gia các khóa học online hoặc offline để trau dồi thêm kiến thức và kỹ năng chuyên môn cho công việc của bạn. Điều này sẽ giúp bạn không ngừng phát triển và mở ra thêm nhiều cơ hội cho bản thân.

Tìm kiếm cơ hội hợp tác để trải nghiệm

Để biết được bạn có phù hợp với công việc này hay không, cần phải có thời gian trải nghiệm công việc thực tế. Bạn có thể tìm kiếm cơ hội thực tập tại các công ty cùng lĩnh vực. Ngoài ra, để việc làm này có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về cách làm việc, môi trường công việc và cơ hội thăng tiến trong ngành này là gì. 

Việc hợp tác với những người có kinh nghiệm giúp bạn dễ dàng học hỏi thêm nhiều kiến thức thực tế và tích lũy thêm kinh nghiệm. Hoặc bạn có thể tham gia các group, hội nhóm cộng động để có thể nhận thêm những lời chia sẻ thực tế.

Nâng cấp bản thân, cập nhật CV

Sau khi bạn đã loại bỏ được rào cản không biết lựa chọn nghề nghiệp gì. Hãy bắt đầu nâng cấp bản thân từ những điều nhỏ nhất, để phát triển bản thân theo hướng đã chọn. 

Hoàn thiện thêm kỹ năng còn thiếu sót bằng cách học thêm một hoặc một vài khóa học bổ trợ kỹ năng. Để có thể có một nền tảng tốt, giúp thu hút sự chú ý và được đánh giá cao từ nhà tuyển dụng.

Hãy nâng cấp bản thân từ những điều nhỏ nhặt nhất
Hãy nâng cấp bản thân từ những điều nhỏ nhặt nhất

Trải nghiệm nhiều công việc khác nhau

Để có thể hiểu hết các công việc bạn yêu thích, bằng cách bạn có thể trải nghiệm nhiều công việc khác nhau để tích lũy kinh nghiệm. Đừng lo lắng khi bắt đầu vào một công việc mới hoàn toàn, dám đối mặt với khó khăn và thử thách đây là cơ hội để bạn có thể phát triển toàn diện.

Dám bước ra khỏi vùng an toàn

Đừng để nỗi sợ hãi kìm hãm sự phát triển của bạn, hãy đứng lên và bước ra khỏi vùng an toàn. Bắt đầu thử thách bản thân với những điều mới mẻ, bởi giai đoạn đầu điều bạn cần làm là chấp nhận những thiếu sót của bản thân để có thể hoàn thiện chúng. 

Ví dụ như trong công việc, nếu bạn đang làm chuyên viên Content nhưng đam mê và có sở thích muốn chuyển sang công việc SEO. Đừng ngại bắt đầu lại với vị trí thực tập sinh SEO nhé, đây là cách làm tư duy khi thử thách với một công việc hoàn toàn mới. 

Khi bạn chọn đúng nghề dù có chậm một chút vẫn xứng đáng. Hãy bước ra khỏi vùng an toàn và phát triển bản thân nhé.

Kết luận

Nếu bạn đang thắc mắc không biết mình đã chọn đúng nghề hay chưa, mong rằng với những thông tin Timona đã chia sẻ trên đây sẽ giải đáp được thắc mắc cho bạn. Timona chúc các bạn vững bước và thành công trong tương lai.

Bài viết không có thẻ Tag

Tư vấn chuyên môn bài viết
Nguyễn Thị Kiều Oanh

Viện Trưởng Học Viện Đào Tạo Thẩm Mỹ Quốc Tế Timona Academy. Đồng sáng lập & Điều hành Tập Đoàn Taza Group, Taza Skin Clinic. Người có hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Giáo dục và Thẩm mỹ. Trực tiếp Cố vấn cấp cao cho các chuỗi Spa/TMV lớn trên toàn quốc.

Tư vấn chuyên môn bài viết
Nguyễn Thị Kiều Oanh
Viện Trưởng Học Viện Đào Tạo Thẩm Mỹ Quốc Tế Timona Academy. Đồng sáng lập & Điều hành Tập Đoàn Taza Group, Taza Skin Clinic. Người có hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Giáo dục và Thẩm mỹ. Trực tiếp Cố vấn cấp cao cho các chuỗi Spa/TMV lớn trên toàn quốc.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *