Nguyên nhân nào khiến tiêm cằm bị bầm tím?

Cằm bị bầm tím là hiện tượng thường gặp ngay sau khi kết thúc quá trình tiêm filler. Theo các chuyên gia, một số nguyên nhân chính đến vấn đề này gồm có:

Trình độ chuyên môn và kỹ năng của bác sĩ tiêm filler

Tiêm filler cằm là phương pháp không phức tạp như phẫu thuật nhưng yêu cầu kỹ thuật chính xác. Từ việc xác định độ sâu của mũi tiêm đến vị trí tiêm, tất cả phải được tính toán chính xác đến từng milimet. Việc bác sĩ thiếu kinh nghiệm hoặc trình độ chuyên môn kém có thể gây tổn thương, dẫn đến xuất hiện bầm tím ở vị trí tiêm trong nhiều ngày.

Sử dụng filler kém chất lượng

Sử dụng filler không rõ nguồn gốc và xuất xứ có thể tăng nguy cơ gặp biến chứng cho khách hàng. Bên cạnh bầm tím, người tiêm có thể gặp đau nhức kéo dài, gây ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc hàng ngày.

Tiêm filler cằm bị bầm tím do sử dụng filler không chất lượng
Tiêm filler cằm bị bầm tím do sử dụng nguyên liệu kém chất lượng

Liều lượng filler vượt quá quy định

Thông thường, tùy thuộc vào khuyết điểm của cằm mà các bác sĩ sẽ đưa ra liều lượng và dung tích filler phù hợp khi tiêm. Nếu sử dụng liều lượng quá mức quy định, da có thể căng và filler có thể chèn vào các mạch máu ở cằm, gây sưng tấy và bầm tím. 

Chăm sóc sau khi tiêm chưa đúng cách

Sau tiêm filler, nhiều khách hàng có tâm lý chủ quan trong việc chăm sóc da. Việc sử dụng các loại thực phẩm như nước tương, thịt bò, hải sản có thể là một trong những tác nhân gây bầm tím và thâm sạm cho cằm. Ngoài ra, nếu bạn sử dụng chất kích thích và hút thuốc lá cũng sẽ gây kéo dài thời gian hồi phục của vùng tiêm.

Sau khi tiêm filler cằm bị bầm tím có sao không?

Tiêm filler cằm bị bầm tím là hiện tượng phổ biến và sẽ tự giảm đi sau khoảng 3-4 ngày. Trong lĩnh vực y học, đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể để tự phục hồi sau tổn thương do tiêm filler. Tuy nhiên, nếu vết bầm tím quá nghiêm trọng, kéo dài hơn 4 ngày, bạn nên thăm khám bác sĩ để được điều trị kịp thời.

Tiêm filler cầm bị bầm tím phải làm sao?

Cách xử lý khi tiêm filler cằm bị bầm tím:

  • Chườm lạnh: Sử dụng túi chườm lạnh hoặc khăn ướt lạnh để chườm lên vùng bị bầm tím trong 15-20 phút, giúp giảm sưng và đau nhức.
  • Tránh va chạm: Hạn chế tác động vào vùng vừa tiêm, như sờ, nắn, xoa hoặc massage, để không làm tình trạng bầm tím trở nên tồi tệ hơn.
  • Sử dụng thuốc giảm đau: Nếu cảm thấy đau nhức nặng, bạn có thể dùng paracetamol. Tuy nhiên, tránh dùng aspirin, vì nó có thể làm tăng nguy cơ chảy máu.
  • Tư vấn từ bác sĩ: Hãy đi khám hoặc liên hệ với chuyên gia đã thực hiện tiêm filler, nếu phát hiện có bất kì dấu hiệu bất thường nào xảy ra.

Giải pháp phòng ngừa tiêm filler cằm bị bầm tím

Để tránh tình trạng bầm tím sau khi tiêm filler cằm, các chuyên gia thẩm mỹ khuyến cáo một số biện pháp phòng ngừa như sau:

Đối với khách hàng sử dụng dịch vụ tiêm filler

Trước khi tiêm filler cằm, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Thông báo cho bác sĩ về thuốc đang sử dụng: Trước khi tiêm filler, hãy  cung cấp cho bác sĩ thông tin các loại thuốc bạn đang sử dụng. Một số loại thuốc có thể tăng nguy cơ bầm tím hoặc gây ra tác dụng phụ khi kết hợp cùng tiêm filler.
  • Lựa chọn địa chỉ tiêm filler tin cậy: Bạn nên lựa chọn một địa chỉ thẩm mỹ uy tín, có chuyên gia nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực tiêm filler. Đây cũng là những cơ sở thường sử dụng các loại filler chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng để giảm nguy cơ bầm tím.
  • Tránh sử dụng các chất kích thích trước và sau khi tiêm: Rượu, cà phê, thuốc lá… có thể tăng nguy cơ bầm tím và gây ảnh hưởng đến hiệu quả tiêm filler.
Bạn nên báo với bác sĩ về thuốc đang dùng
Bạn nên báo với bác sĩ về thuốc đang dùng trước khi tiêm

Đối với người tiêm Filler

Đối với người thực hiện kỹ thuật tiêm filler, một số vấn đề cần lưu ý gồm:

  • Có kiến thức chuyên môn sâu về filler: Để trở thành một thợ tiêm filler chuyên nghiệp, trước hết bạn cần có kiến thức chuyên môn sâu về các loại filler được sử dụng. Ngoài ra, bạn cũng cần nắm rõ về các loại kim được sử dụng trong quá trình tiêm filler.
  • Có kiến thức về kỹ thuật tiêm: Người tiêm cần nắm rõ kỹ thuật tiêm, đặc biệt là vị trí và độ sâu thích hợp để tiêm đưa filler vào từng vùng da. Người tiêm cũng cần biết cách điều chỉnh áp lực tiêm sao cho phù hợp với từng vùng da và loại filler được sử dụng. 
Kỹ thuật viên tiêm filler cần có trình độ và kinh nghiệm
Người thực hiện tiêm filler cần có trình độ và kinh nghiệm

Trên đây là các thông tin về việc tiêm filler bị bầm tím, hướng xử lý thì có rất nhiều nhưng bạn cần tìm hiểu nguyên nhân và áp dụng đúng cách. Chúc bạn luôn khỏe mạnh và làm đẹp an toàn.

Tư vấn chuyên môn bài viết
Nguyễn Thị Kiều Oanh

Viện Trưởng Học Viện Đào Tạo Thẩm Mỹ Quốc Tế Timona Academy. Đồng sáng lập & Điều hành Tập Đoàn Taza Group, Taza Skin Clinic. Người có hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Giáo dục và Thẩm mỹ. Trực tiếp Cố vấn cấp cao cho các chuỗi Spa/TMV lớn trên toàn quốc.

Tư vấn chuyên môn bài viết
Nguyễn Thị Kiều Oanh
Viện Trưởng Học Viện Đào Tạo Thẩm Mỹ Quốc Tế Timona Academy. Đồng sáng lập & Điều hành Tập Đoàn Taza Group, Taza Skin Clinic. Người có hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Giáo dục và Thẩm mỹ. Trực tiếp Cố vấn cấp cao cho các chuỗi Spa/TMV lớn trên toàn quốc.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *