Nhu cầu sử dụng mỹ phẩm chăm sóc da ở thị trường Việt Nam
Người tiêu dùng Việt Nam ngày càng quan tâm hơn tới các sản phẩm chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp. Không chỉ nữ giới mà một bộ phận lớn nam giới cũng chăm sóc da hàng ngày bằng các sản phẩm thẩm mỹ.

Theo kết quả khảo sát của Men Stay Simplicity (MSS) – Giá trị thị trường mỹ phẩm nam giới đang đạt khoảng 30 triệu USD. Nắm bắt xu hướng, các tập đoàn thẩm mỹ lớn trong và ngoài nước nghiên cứu và đưa ra thị trường nhiều dòng sản phẩm chăm sóc da chất lượng phù hợp cho cả nam, nữ giới để mở rộng thị phần.
Tổng quan về thị trường mỹ phẩm tại Việt Nam những năm gần đây
Mỹ phẩm được tiêu thụ tại Việt Nam đa phần là mỹ phẩm nhập khẩu. Theo báo cáo thống kê từ Bộ Thương mại Hoa Kỳ, có đến 93% các sản phẩm tiêu thụ trên thị trường có nguồn gốc nhập khẩu.
Tính đến năm 2019, tổng kim ngạch nhập khẩu cho nhóm sản phẩm này ghi nhận đạt khoảng 950 triệu USD. Trong đó, các sản phẩm đến từ Hàn Quốc chiếm thị phần cao nhất (30%), tiếp đến là Nhật Bản, Thái Lan và một số nước Châu Âu khác.
Vài năm trở lại đây, mỹ phẩm nội địa mới bắt đầu có chỗ đứng trên thị trường Việt. Một số thương hiệu nổi tiếng có thể kể đến như Saigon Cosmetic, Cỏ mềm, Sao Thái Dương, Cocoon. Chất lượng của mỹ phẩm nội địa cũng không thua kém các sản phẩm nhập khẩu mà giá cả lại phải chăng. Đa phần những sản phẩm của các hãng này đều có nguồn gốc từ thiên nhiên, thân thiện với làn da.
Những sản phẩm chăm sóc da hiện đang chiếm thị phần lớn nhất tại thị trường Việt Nam hiện nay gồm có sữa rửa mặt, kem chống nắng, kem dưỡng da, viên uống (collagen, vitamin,…).

Những con số ấn tượng thị trường mỹ phẩm chăm sóc da ở Việt Nam
Thị trường mỹ phẩm tại Việt Nam hiện đang có tốc độ tăng trưởng cao hàng đầu khu vực. Dự kiến tốc độ tăng trưởng sẽ duy trì ở mức 15% – 20% mỗi năm.
Theo thông tin ghi nhận trên thời báo vneconomy.vn: Tổng giá trị thị trường thẩm mỹ tại Việt Nam hiện nay đạt mức 2,63 tỷ USD. Dự kiến đến năm 2027, con số này sẽ tăng trưởng với tốc độ 3,32%. Trong đó, các sản phẩm chăm sóc da chiếm thị phần lớn nhất với hơn 60% người tiêu dùng mỗi ngày. (Báo cáo thống kê của Công ty nghiên cứu thị trường toàn cầu Mintel).
Năm 2022, công ty nghiên cứu thị trường Q&Me cũng đã nghiên cứu về mức chi tiêu cho lĩnh vực làm đẹp tại Hà Nội và HCM. Theo kết quả tổng hợp, có đến 93% phụ nữ nằm trong độ tuổi từ 25 – 32 sử dụng sản phẩm chăm sóc da mỗi ngày. Trung bình, ngân sách dành cho các sản phẩm này là 436.000 vnđ/tháng. Những sản phẩm được sử dụng nhiều nhất gồm có sữa rửa mặt (77%), nước tẩy trang (66%), kem chống nắng (45%), kem dưỡng ẩm (37%), toner (36%) và serum (28%).

Bên cạnh đó, doanh thu của ngành chăm sóc sắc đẹp tại Việt Nam cũng đạt ngưỡng ấn tượng so với các nước khác trong khu vực. Đặc biệt là nhóm các sản phẩm nhập khẩu từ thị trường nước ngoài, sản phẩm nội địa chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ.
Số liệu tổng hợp doanh thu trên các sàn thương mại điện tử năm 2022 trên Metric.vn cho biết, trung bình mỗi tháng có hơn 17 triệu sản phẩm chăm sóc sắc đẹp được bán ra, doanh thu đạt hơn 1.500 tỷ vnđ. Đa phần doanh thu đến từ các thương hiệu nổi tiếng của Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ,….
Thị trường mỹ phẩm tại Việt Nam liệu có tiềm năng?
Trên đà tăng trưởng mạnh mẽ, dự kiến trong 5 năm tới thị trường mỹ phẩm tại Việt Nam vẫn rất sôi động và có nhiều cơ hội. Nhu cầu tiêu thụ mỹ phẩm ngày càng cao, đặc biệt là dòng sản phẩm chăm sóc da và sản phẩm trang điểm.
Các hãng mỹ phẩm cao cấp trên toàn cầu đã xây dựng các kênh phân phối lẻ, mở văn phòng đại diện chính thức tại Việt Nam để mở rộng thị phần. Tiêu biểu nhất là Unilever chiếm đến 12% thị phần Việt Nam. Bên cạnh đó còn có một số thương hiệu khác như Pond’s, Beiersdorf (Nivea), LG Vina Cosmetic (Ohui, The Face Shop), L’Oreal.
Với những chiến lược kinh doanh khác nhau, các thương hiệu đang tìm kiếm cơ hội để khai thác hiệu quả tiềm năng từ nguồn khách hàng Việt. Thị trường Việt Nam chắc chắn sẽ mang lại nhiều cơ hội cho các hàng mỹ phẩm nhập khẩu và nội địa cạnh tranh và bùng nổ sức mạnh.

Cũng không kém cạnh, một số thương hiệu Việt Nam cũng đẩy mạnh nghiên cứu và bào chế ra nhiều sản phẩm mới chất lượng, phù hợp với đặc điểm, tính chất làn da của người Châu Á. Đặc biệt ưu tiên sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên sẵn có như dầu dừa, bí đao, lô hội,… hướng đến tiêu chí an toàn, lành tính và hiệu quả trong từng sản phẩm.
Với xu hướng chăm da an toàn, tối ưu chi phí của người Việt thì các hãng mỹ phẩm nội địa cũng có nhiều ưu thế cạnh tranh. Sản phẩm nhập khẩu quốc tế đối với nhóm mỹ phẩm sẽ phải chịu 10% – 27% thuế giá trị gia tăng. Trong khi mỹ phẩm nội địa tốn chi phí cho hạng mục này
Thách thức của thị trường mỹ phẩm trong những năm tới
Tiềm năng của một nhóm ngành luôn song hành cùng với thách thức. Để có thể bứt phá và thành công trong thị trường mỹ phẩm tại Việt Nam, các thương hiệu cần đối mặt với một số thách thức như:
Thiếu tính ổn định
Tuy có nhiều tiềm năng và đang trong đà phát triển mạnh mẽ thế nhưng thị trường mỹ phẩm của Việt Nam còn chưa ổn định. Những nhóm sản phẩm chiến lược có thể bị thay thế qua các năm bởi xu hướng tiêu dùng chưa định hình rõ ràng. Chưa kể xu hướng tiêu dùng còn bị tác động bởi nhiều yếu tố khách quan sức ảnh hưởng và lan truyền của Kols, Kocs, truyền thông, PR,…

Giá thành còn nhiều biến động
Khi các thương hiệu đang đầu tư mạnh vào thị trường Việt Nam thì sự cạnh tranh là rất cao. Một trong những tiêu chí cạnh tranh là giá thành sản phẩm. Bên cạnh tập trung vào chất lượng thì các thương hiệu cũng cần cân đối chi phí sản xuất sao cho phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Đây là một bài toán khó mà các thương hiệu cần tìm ra đáp án thông minh để có thể đứng vững trên thị trường.
Thị hiếu của người tiêu dùng Việt có thể thay đổi
Những năm đầu thế kỷ 21, người Việt có phần “sính ngoại”, thích sử dụng những sản phẩm từ thương hiệu nổi tiếng nước ngoài. Vì vậy thị phần mỹ phẩm nhập ngoài của Hàn, Nhật, Mỹ đang chiếm ưu thế và người tiêu dùng đã quen với các thương hiệu. Đây trở thành thách thức cho những hãng mỹ phẩm nội địa.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là xu hướng này là vĩnh cửu. Trong vài năm trở lại đây, người tiêu dùng có xu hướng lựa chọn sản phẩm thuần thiên nhiên, hạn chế sử dụng các loại hóa chất mà giá thành vẫn phải cạnh tranh. Xu hướng này đã tạo điều kiện thuận lợi cho những thương hiệu mỹ phẩm nội địa phát triển. Đồng thời nó cũng là thách thức cho hãng mỹ phẩm ngoại nhập khi cần cân đối chi phí để cạnh tranh với hãng nội địa.
Nhu cầu làm đẹp chăm sóc da ở thị trường Việt Nam
Người tiêu dùng việt ngày càng nhận thức rõ ràng về tầm quan trọng của sức khỏe và sắc đẹp. Vì vậy, nhu cầu sử dụng các sản phẩm có liên quan đến các lĩnh vực này cũng ngày càng tăng cao, đặc biệt nhất là nhóm sản phẩm chăm sóc da.
Bên cạnh đó, những dịch vụ spa liên quan đến làm đẹp chăm sóc da cũng phát triển mạnh mẽ. Tính đến thời điểm hiện tại, đã có hơn 6.000 spa có dịch vụ chăm sóc da trên toàn quốc. Điều này cho thấy nhu cầu chăm sóc da của người tiêu dùng Việt là rất cao.

Nhóm sản phẩm được quan tâm nhiều nhất chủ yếu chăm sóc da (kem dưỡng, mặt nạ, serum, sữa rửa mặt, kem chống nắng). Ngoài ra, nhóm sản phẩm điều trị giúp giải quyết các vấn đề của da (kem trị mụn, kem trị nám, tàn nhang,…) cũng đang trên đà tăng trưởng mạnh.
Khi có đủ hiểu biết về chăm sóc da, người tiêu dùng Việt cũng có yêu cầu khắt khe hơn về chất lượng của sản phẩm. Không chỉ hướng đến hiệu quả sau sử dụng mà họ còn đánh giá cao tiêu chí an toàn, thân thiện.
Bên cạnh việc lựa chọn các thương hiệu nhập khẩu nổi tiếng, người tiêu dùng đang hướng đến sử dụng sản phẩm nội địa thuần tự nhiên. Điều này đã thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp sản xuất mỹ phẩm thuần tự nhiên (mỹ phẩm hữu cơ).
Sức hút của thị trường chăm sóc da tại Việt Nam với các nhà đầu tư quốc tế
Dựa trên những số liệu tổng hợp, các chuyên gia dự đoán, thị trường mỹ phẩm chăm sóc da sẽ tăng trưởng 15% – 20% mỗi năm, doanh thu của nhóm sản phẩm chăm sóc da tại Việt Nam sẽ tăng lên 1,1 tỷ USD (từ 2020 – 2027). Qua đó có thể thấy Việt Nam đang là thị trường vô cùng tiềm năng và chắc chắn sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư quốc tế.
Nhiều thương hiệu lớn đã đón đầu xu hướng, nắm bắt cơ hội và đi sâu vào thị trường Việt Nam từ những năm trước như Unilever, Pond’s, Beiersdorf , LG Vina Cosmetic , L’Oreal. Họ đã có được những thành công nhất định khi được hàng triệu người tiêu dùng sử dụng sản phẩm và biết đến.

Thị trường Việt Nam có nhiều thế mạnh và ngách phát triển để thu hút nhiều hơn nữa các nhà đầu tư quốc tế. Trong số đó có thể kể đến như:
Người tiêu dùng tiềm năng
Hiện nay ở Việt Nam, đại đa số các bạn trẻ cả nam giới và nữ giới đều sử dụng các sản phẩm chăm sóc da mặt. Do đó, sức tiêu thụ cho nhóm sản phẩm này sẽ tiếp tục có sự tăng trưởng cao hơn so với trước đây.
Trong 5 năm tới, đối tượng khách hàng sử dụng sản phẩm thẩm mỹ chủ yếu là các bạn trẻ gen Z (1997 – 2012). Theo thống kê, nhóm độ tuổi này đang chiếm đến 39,08% dân số. Họ có nhận thức sớm về cái đẹp, quan tâm tới các sản phẩm chăm sóc da.
Công nghệ hiện đại, dễ tiếp cận người dùng
Sức mạnh truyền thông trên các nền tảng công nghệ số là công cụ đắc lực cho phép các thương hiệu tiếp cận tới người tiêu dùng. Đặc biệt với thế hệ Z, họ rất nhanh nhạy với công nghệ dễ bị tác động bởi quảng cáo trực tuyến, Kols, Kocs.
Bên cạnh đó, công nghệ hiện đại cho phép người dùng thực hiện các thao tác mua, bán đơn giản và dễ dàng hơn. Thương hiệu từng bước tiếp cận khách hàng thông qua truyền thông, quảng cáo, tìm kênh phân phối độc quyền hay mở chi nhánh chính thức tại Việt Nam.
Trung tâm thương mại, siêu thị trở thành cầu nối
Hệ thống các trung tâm thương mại cao cấp, siêu thị tại Việt Nam đã và đang trở thành cầu nối cho thương hiệu mỹ phẩm với người tiêu dùng. Gần như tất cả các siêu thị đều có gian hàng riêng cho sản phẩm chăm sóc da.
Số liệu thống kê doanh số theo kênh, phân khúc siêu thị/TTTM chiếm thị phần đáng kể trong năm 2019. Các chuyên gia dự đoán nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng tại các siêu thị sẽ còn tăng mạnh khi các siêu thị đầu tư phát triển cơ sở vật chất, nâng cấp không gian và đa dạng hàng hóa hơn.

Hút đầu tư nhờ hiệu ứng Chameleon
Hiệu ứng Chameleon hay còn được gọi là hiệu ứng bắt chước khá thịnh hành trong nhiều nhóm ngành, đặc biệt trong ngành làm đẹp, thẩm mỹ. Khi thấy các ông lớn trong ngành như Unilever, Shiseido, L’Oréal,… phát triển thành công tại thị trường Việt Nam chắc chắn sẽ có nhiều thương hiệu cạnh tranh khác muốn bước chân vào.
Bắt “trend” làm đẹp ở Việt Nam nói riêng và Châu Á nói chung
Để có thể thành công và nắm bắt thị trường tại quốc gia bất kỳ nào, điều đầu tiên các thương hiệu cần hiểu nhu cầu và bắt kịp xu hướng. Từ đó đưa ra những định hướng chiến lược kinh doanh, lựa chọn sản phẩm phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.
Cập nhật xu hướng làm đẹp ở Châu Á
Ở khu vực Châu Á quan niệm về cái đẹp sẽ hướng tới Chân – Thiện – Mỹ. Do đó, tiêu chí lựa chọn sản phẩm và dịch vụ của người Á Đông sẽ thiên về các xu hướng như:
An toàn
Mong muốn được sử dụng các sản phẩm, dịch vụ chăm sóc da an toàn, không gây hại cho sức khỏe. Một bộ phận người tiêu dùng còn đang hướng tới sử dụng những sản phẩm thuần tự nhiên và không có nguồn gốc từ động vật.
Tự nhiên
Quan niệm của người Châu Á là thích vẻ đẹp tự nhiên, vì vậy sản phẩm mà họ chọn sẽ có thiên hướng nhẹ nhàng, không quá khác biệt so với tone da cơ bản.
Tiện dụng
Những dòng sản phẩm tích hợp nhiều tính năng đang được ưa chuộng hơn. Ví dụ như kem chống nắng kèm nâng tone, son môi có dưỡng, kem dưỡng vừa chống lão hóa vừa làm trắng da,…

Sản phẩm mang tính cá nhân hóa
Cùng một dòng sản phẩm thương hiệu nhưng người dùng thích sở hữu sản phẩm có dấu ấn cá nhân của riêng họ. Son môi có nhiều màu, kem dưỡng có nhiều hương thơm hay sữa rửa mặt có nhiều texture phù hợp với da mặt. Vì vậy, các thương hiệu muốn có thị phần khách hàng đông và bền vững cũng cần có sự đa dạng trong sản phẩm để có thể đáp ứng nhu cầu của phần lớn người tiêu dùng.
Sản phẩm làm đẹp không chỉ để đẹp
Tuy là sản phẩm chăm sóc sắc đẹp nhưng người dùng sẽ ưu tiên những sản phẩm mang lại cho họ trải nghiệm tốt hơn. Mặt nạ không chỉ để dưỡng da mà còn có tác dụng thư giãn hay sữa rửa mặt không chỉ làm sạch mà còn dưỡng trắng da. Các thương hiệu làm đẹp cần không ngừng đổi mới, tìm hiểu nhu cầu khách hàng để có thể bắt kịp xu hướng này.
Đón đầu xu hướng để có cơ hội tại thị trường chăm sóc da Việt Nam
Xu hướng chăm sóc sắc đẹp ở khu vực châu Á cũng tác động đến thị trường Việt Nam. Bên cạnh đó, thị trường Việt có những đặc điểm riêng, một số xu hướng của người Việt hình thành theo nhận thức và thói quen tiêu dùng, cụ thể:
Xu hướng làm đẹp tại Việt Nam bị ảnh hưởng sâu sắc từ Hàn Quốc
Mỹ phẩm Hàn Quốc rất được ưa chuộng tại Việt Nam và nhiều nước khác. Theo thống kê từ Cục hải quan năm 2018, tổng giá trị mỹ phẩm nhập khẩu từ Hàn Quốc vào nước ta chiếm 30% thị phần, đứng đầu danh sách. Ngoài ra, nhiều tiêu chuẩn chăm sóc da của người Việt cũng được áp dụng theo tiêu chuẩn từ xứ sở kim chi.
Áp dụng quy trình chăm sóc da chuyên sâu hơn
Người tiêu dùng Việt ngày càng chủ động hơn trong việc tìm hiểu các bước chăm sóc da từ cơ bản đến chuyên sâu. Bên cạnh đó, các nhãn hàng khi tung ra sản phẩm cũng giáo dục khách hàng về tính năng và cách sử dụng. Do đó, khi chăm sóc da họ sẽ sử dụng nhiều sản phẩm kết hợp để có hiệu quả tốt nhất. Các thương hiệu có thể nghiên cứu, phát triển thêm các sản phẩm theo quy trình chăm sóc da để kích cầu thị trường.

Hướng đến sử dụng những sản phẩm vượt ra ngoài nhu cầu cơ bản
Khi nhận thấy những giá trị thiết thực từ việc chăm sóc sắc đẹp, người dùng sẽ tìm hiểu sâu hơn về nguyên lý tác động, kỹ thuật chăm sóc. Từ đó tìm đến những dòng sản phẩm cao cấp hơn, vượt ra ngoài nhu cầu cơ bản như làm sạch hay dưỡng ẩm. Do đó, những dòng mỹ phẩm chăm sóc da cao cấp chuyên sâu cũng có thể trở thành thị trường ngách tiềm năng ở Việt Nam.
Timona – Bắt kịp xu hướng làm đẹp với khóa học chăm sóc da chuyên sâu
Hiểu về thị trường chăm sóc da Việt Nam, học viện Thẩm mỹ Quốc tế Timona Academy đã mở nhiều khóa học về chăm sóc sắc đẹp trong đó có Khóa Chăm sóc da chuyên sâu. Với mục lan tỏa kiến thức, đào tạo nhân lực chất lượng góp phần thúc đẩy thị trường tăng trưởng mạnh mẽ trong tương lai.
Nội dung khóa học Chăm sóc da chuyên sâu tại Timona Academy
Chương trình đào tạo của khóa học chăm sóc da chuyên sâu tại Timona Academy kết hợp nội dung lý thuyết và thực hành, giúp học viên nắm chắc kiến thức, kỹ thuật và có thể hành nghề ngay sau khi tốt nghiệp. Hiện Timona Academy áp dụng phương pháp học tập 9:1, đào tạo 90% thực hành – 10% lý thuyết.
Về lý thuyết học viên được đào tạo kiến thức cơ bản về ngành spa làm đẹp da bao gồm các chương trình như:
- Lý thuyết về các loại da: Cấu tạo, chức năng sinh lý của da
- Kỹ thuật soi da: Phân loại các tình trạng da, bệnh lý thường gặp trên da.
- Kem chống nắng: Hướng dẫn cách sử dụng kem chống nắng chuẩn cho từng loại da, từng tình trạng da
- Kiến thức về mỹ phẩm: Hướng dẫn sử dụng mỹ phẩm theo từng độ tuổi.
- Các bệnh lý về da: Học viên được đào tạo về một số bệnh lý cơ bản như mụn, nám, sẹo trên da, các cấp độ và phương pháp điều trị theo từng cấp độ.
- Dịch vụ body: Đào tạo cơ bản về dịch vụ tắm trắng body, triệt lông, phương pháp giảm béo.
- Kỹ thuật lăn kim: Hướng dẫn thực hiện kỹ thuật lăn kim điều trị chuyên sâu.
Chương trình thực hành chiếm đến 90% thời lượng khóa học. Học viên được hướng dẫn thực hiện các kỹ thuật chi tiết trên mẫu thật. Điều này giúp học viên ôn luyện, nắm chắc kiến thức, đồng thời được thực hành thành thạo các kỹ năng trước khi tốt nghiệp.
Tại sao nên học chăm sóc da chuyên sâu tại Timona Academy?
Timona Academy là Học viện Thẩm mỹ Quốc tế uy tín hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực đào tạo ứng dụng công nghệ mới của ngành thẩm mỹ. Đơn vị cam kết cấp giấy phép hành nghề cho học viên theo đúng quy định của Sở Lao động Thương binh và Xã hội, 100% học viên sau khi tốt nghiệp có việc làm. Đến nay, học viện đã đào tạo và cấp bằng cho hơn 2.000 học viên trong các khóa học chăm sóc sắc đẹp.

Giáo trình chăm sóc da chuyên sâu tại học viện được biên soạn bởi những chuyên gia giàu kinh nghiệm trong ngành Spa, Thẩm mỹ. Toàn bộ giáo trình các khóa học tại Timona Academy đều được kiểm duyệt, đánh giá chất lượng trước khi áp dụng vào giảng dạy.
Timona đầu tư hệ thống máy móc, thiết bị hiện đại để phục vụ tốt nhất cho công tác đào tạo. Học viên được tiếp cận và hướng dẫn sử dụng để làm quen với công việc. Ngoài ra, toàn bộ mỹ phẩm sử dụng trong quá trình học tập sẽ được tài trợ 100%
Khi đăng ký khóa học chăm sóc da chuyên sâu tại Timona Academy, học viên được chọn khung giờ học linh hoạt sáng, chiều, tối hoặc cuối tuần. Bên cạnh đó, Timona Academy còn có trung tâm đào tạo, ký túc xá cho những học viên ở xa, tạo điều kiện tốt nhất cho các bạn hoàn thành chương trình đào tạo.
Nếu muốn đăng ký khóa học chăm sóc da chuyên sâu tại Học viện Thẩm mỹ Quốc tế Timona Academy, bạn có thể liên hệ trực tiếp hotline của học viện để được tư vấn miễn phí.
Ngoài ra, Timona còn cung cấp nhiều khóa học đào tạo khác trong ngành mà có thể bạn quan tâm!
Nắm bắt xu hướng của thị trường chăm sóc da tiềm năng
Thị trường chăm sóc da Việt Nam đầy tiềm năng và đang liên tục có những sự thay đổi. Với những người đang quan tâm tới ngành làm đẹp, muốn mở spa chăm sóc da thì việc nắm bắt được xu hướng phát triển của thị trường là vô cùng cần thiết. Điều này sẽ giúp bạn có những hoạch định đầu tư và phát triển bền vững, phù hợp với xu hướng thị trường.