8 dấu hiệu cho thấy bạn đang chán làm việc

Những người chán không muốn làm việc thường có các biểu hiện rất rõ ràng. Nếu thấy bản thân có những dấu hiệu dưới đây, rất có thể bạn cũng đang bắt đầu chán làm việc và cần tìm phương án để cải thiện ngay lập tức. 

  • Uể oải vào mỗi buổi sáng: Dù đã ngủ đủ giấc nhưng cơ thể bạn vẫn cảm thấy mệt mỏi, không muốn hoặc sợ phải đến văn phòng làm việc.
  • Thiếu động lực: Không có hứng thú với các dự án đang và sẽ làm, trong tư tưởng bạn chỉ muốn làm cho xong mà không phải là làm cho tốt.
  • Không thể tập trung: Thời gian để hoàn thành công việc lâu hơn bình thường do sự thiếu tập trung hay bị chi phối bởi các yếu tố xung quanh.
  • Luôn cảm thấy áp lực: Dù vẫn là những công việc thường ngày như trước đây nhưng bạn lại luôn cảm thấy áp lực và hiệu suất công việc bị sụt giảm đáng kể.
  • Sức khỏe thể chất giảm sút: Cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, thiếu sức sống thậm chí nhiều người còn bị đau đầu, đau dạ dày, chán ăn, mất ngủ về đêm. 
  • Cảm thấy môi trường làm việc không phù hợp: Bạn nhận thấy môi trường làm việc, văn hóa công ty không còn phù hợp với định hướng phát triển của bản thân. Bạn cũng không muốn tham gia các hoạt động tập thể mà công ty tổ chức.
  • Thường xuyên phàn nàn về công việc: Bạn thấy mình thường xuyên chia sẻ hoặc than thở về công việc với bạn bè, đồng nghiệp.
  • Chỉ hoàn thành công việc ở mức tối thiểu: Bạn làm việc chỉ để “đối phó”, không còn mong muốn nỗ lực hay sáng tạo như trước.
Khi chán việc muốn nghỉ bạn thường bị mất tập trung
Khi chán việc muốn nghỉ bạn thường bị mất tập trung, xao nhãng công việc

TOP 5 nguyên nhân hàng đầu khiến bạn chán làm việc

Nguyên nhân gây chán việc đôi khi hiện hữu rất rõ ràng nhưng bạn lại không thể nhận ra. Về cơ bản những yếu tố khiến bạn chán việc văn phòng thường là:

  • Không đúng ngành nghề, vị trí yêu thích: Khi không được làm việc đúng ngành nghề sẽ khiến bạn nảy sinh cảm giác chán nản và mất động lực.
  • Không có cơ hội phát triển: Công ty không có tiềm năng phát triển cũng là lý do khiến bạn chán làm và muốn chuyển sang môi trường khác tốt hơn.
  • Ít việc: Công việc quá nhàn rỗi, nhàm chán sẽ khiến bạn trở nên thụ động và có cảm giác bản thân không mang lại giá trị, không được công ty công nhận.
  • Không có mục tiêu: Khi làm việc không có mục tiêu giống như bạn đang bị lạc giữa một mê cung mà không có đích đến. Sớm muộn gì bạn cũng sẽ thấy chán làm việc và bỏ cuộc giữa chừng.
  • Không có cơ hội phát huy kỹ năng: Khi bạn có đa dạng kỹ năng nhưng công ty chưa khai thác đúng cách khiến bạn cảm thấy bản thân không được đánh giá cao, dẫn đến sự thất vọng và chán làm việc.

>>> Tham khảo thêm bài viết nếu bạn: Mất định hướng nghề nghiệp.

Chán làm việc là do không có mục tiêu rõ ràng
Nhiều người bị chán làm việc là do không có mục tiêu rõ ràng

Vậy chán nản công việc phải làm sao?

Để nhanh chóng thoát khỏi tình trạng chán làm việc các bạn có thể vận dụng ngay những cách lấy lại động lực hiệu quả nhất dưới đây:

  • Xác định nguyên nhân: Việc đầu tiên bạn phải làm đó là xác định lý do tại sao chán việc công ty, từ đó tìm ra biện pháp cải thiện phù hợp.
  • Nhìn lại mục tiêu, động lực làm việc ban đầu: Hãy dành thời gian để tự đánh giá lại chặng đường bạn đã đi qua, nhìn lại mục tiêu phấn đấu để vạch ra kế hoạch và mục tiêu mới. Khi có mục tiêu rõ ràng bạn sẽ có lý do để tiếp tục. 
  • Trò chuyện với quản lý: Bạn có thể thẳng thắn nói chuyện với quản lý về những khó khăn, vấn đề đang gặp phải. Nếu thỏa đáng có thể quản lý sẽ phân công lại công việc cho phù hợp với bạn hơn.
  • Chủ động đề xuất đảm nhiệm công việc mới: Nếu cảm thấy công việc hiện tại chưa phù hợp với năng lượng của mình thì bạn có thể để xuất được làm việc ở vị trí mới. Những công việc mới, dự án mới ít nhiều sẽ khiến bạn cảm thấy có hứng thú và động lực hơn.
  • Học thêm kỹ năng mới: Bạn có thể đăng ký học nâng cao chuyên môn hoặc những kỹ năng hoàn toàn mới. Việc học hỏi không ngừng sẽ giúp bạn làm mới bản thân và cảm thấy công việc trở nên thú vị hơn. 
  • Đặt lại mục tiêu: Bạn nên đặt lại mục tiêu công việc cho thời điểm hiện tại, việc thiết lập những mục tiêu cá nhân rõ ràng sẽ giúp bạn có động lực làm việc tốt hơn.
  • Tìm một công việc mới: Nếu mọi nỗ lực thay đổi vẫn không khiến bạn thoát khỏi cảm giác chán nản, có thể đã đến lúc bạn nên tìm kiếm một cơ hội mới. Một công việc phù hợp sẽ giúp bạn tìm lại sự hứng khởi và niềm vui mỗi ngày.

>>> Tham khảo ngay: Danh sách nghề hot hiện nay và tương lai.

Học tập kỹ năng mới học nâng cao trình độ chuyên môn
Học tập kỹ năng mới học nâng cao trình độ chuyên môn là một cách giúp bạn tìm lại hứng thú trong công việc

Tổng kết

Nhìn chung, chán làm việc là tình trạng khá phổ biến đặc biệt ở những người trẻ tuổi. Chán làm có thể đến từ những nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan. Các bạn cần tìm hiểu kỹ xem đâu là lý do khiến bản thân mình chán việc. Từ đó tham khảo và áp dụng biện pháp phù hợp để có thể lấy lại động lực làm việc trong thời gian ngắn nhất.

Bài viết không có thẻ Tag

Tư vấn chuyên môn bài viết
Nguyễn Thị Kiều Oanh

Viện Trưởng Học Viện Đào Tạo Thẩm Mỹ Quốc Tế Timona Academy. Đồng sáng lập & Điều hành Tập Đoàn Taza Group, Taza Skin Clinic. Người có hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Giáo dục và Thẩm mỹ. Trực tiếp Cố vấn cấp cao cho các chuỗi Spa/TMV lớn trên toàn quốc.

Tư vấn chuyên môn bài viết
Nguyễn Thị Kiều Oanh
Viện Trưởng Học Viện Đào Tạo Thẩm Mỹ Quốc Tế Timona Academy. Đồng sáng lập & Điều hành Tập Đoàn Taza Group, Taza Skin Clinic. Người có hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Giáo dục và Thẩm mỹ. Trực tiếp Cố vấn cấp cao cho các chuỗi Spa/TMV lớn trên toàn quốc.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *