Mở spa là xu hướng kinh doanh hiện nay
Cuộc sống bận rộn, công việc căng thẳng liên tục khiến nhiều người muốn tìm nơi thư giãn thông qua các liệu pháp massage. Do đó, việc tạo ra không gian spa thư giãn, cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp chắc chắn sẽ nhận được sự quan tâm từ nhiều người.
Với sự tăng trưởng mạnh mẽ, mở spa không chỉ là cơ hội mà còn là thách thức cho những người có đam mê với ngành, mong muốn mang lại lợi ích vượt ra ngoài lợi nhuận kinh doanh.

Có thể nói mở spa chăm sóc da đang trở thành một xu hướng kinh doanh phổ biến và cực kỳ hấp dẫn hiện nay. Trên khắp các tỉnh thành từ thành thị tới nông thôn đã có rất nhiều spa được mở ra. Theo báo cáo nghiên cứu thị trường ngành Spa 2023, hiện tại Việt Nam đã có hơn 6000 cơ sở kinh doanh Spa được thành lập.
Mô hình kinh doanh spa vừa mang lại cho bạn lợi nhuận kinh tế, vừa thúc đẩy sự phát triển nội lực, chuyên môn của bản thân. Đặc biệt khi nhóm ngành liên tục có những công nghệ, kỹ thuật mới được phát triển và đưa vào áp dụng. Điều này đòi hỏi các spa cần liên tục cập nhật, nâng cấp kỹ thuật mới theo xu hướng để mang lại cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất.
Ngành Spa có quy mô rộng và cung cấp nhiều dịch vụ khác nhau. Trong đó có thể kể đến một số dịch vụ điển hình như: Spa chăm sóc da cơ bản, Trị mụn, Chống lão hóa, nâng cơ, Xông hơi – massage, Gội đầu dưỡng sinh, Tắm trắng, Triệt lông, Giảm béo, Phun xăm thẩm mỹ,… Khi mở spa, tùy theo định hướng phát triển mà các đơn vị có thể đăng ký một hoặc nhiều dịch vụ liên quan.
Điều kiện CẦN để mở spa
Để có thể mở spa nói chung hay spa chăm sóc da nói riêng bạn cần thỏa mãn các điều kiện CẦN theo quy định. Các điều kiện cần cơ bản gồm có:
Nhận định đúng mã ngành để xin giấy phép kinh doanh spa
Tuy lĩnh vực spa có nhiều dịch vụ nhưng theo Quyết định Số 337/QĐ-BKH của Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố ngày 10 tháng 4 năm 2007, hiện nay mới chỉ có hai mã ngành được cấp giấy phép kinh doanh spa. Để quá trình xin giấy phép mở spa thuận lợi và nhanh được phê duyệt nhất thì chủ doanh nghiệp cần nắm rõ mã ngành được phép hoạt động và những dịch vụ liên quan.
Mã ngành này cho phép spa đăng ký kinh doanh được cung cấp các dịch vụ như massage thư giãn, xông hơi. Ngoài ra, các dịch vụ thẩm mỹ làm đẹp nhưng không liên quan đến tiểu phẫu, phẫu thuật như trị mụn, triệt lông, massage, tắm trắng, đánh tan mỡ bụng bằng công nghệ tác động bên ngoài,… cũng được chấp thuận.

Trường hợp spa muốn tích hợp thêm các dịch vụ có tiểu phẫu như cắt mí, nâng mũi, độn cằm có xâm lấn sẽ bị từ chối. Cung cấp dịch vụ trái phép sẽ bị tước giấy phép kinh doanh.
Khi đăng ký kinh doanh theo mã ngành này, spa sẽ được hoạt động trên các dịch vụ làm nail, makeup, cắt tóc (tạo kiểu tóc), gội đầu… Các dịch vụ này đều là chăm sóc bên ngoài, không xâm lấn nên việc đăng ký kinh doanh tương đối thuận tiện.
Lưu ý khi mở spa cung cấp dịch vụ thẩm mỹ
Với hai mã ngành được cấp phép hoạt động kinh doanh spa có số lượng dịch vụ khá hạn chế và khó cạnh tranh. Vậy nếu trường hợp đơn vị muốn mở spa có cả dịch vụ thẩm mỹ thì có được phép không và thủ tục như thế nào?
Theo thông tin tham khảo từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, để đáp ứng điều kiện mở spa chăm sóc da kèm theo các dịch vụ thẩm mỹ các đơn vị cần có điều chỉnh. Bên cạnh giấy phép kinh doanh spa, đơn vị cần xin cấp thêm giấy phép kinh doanh thẩm mỹ viện hoặc phòng khám thẩm mỹ. Hai loại giấy phép này sẽ có những điều kiện và quy chuẩn khắt khe hơn so với hai nhóm ngành spa.
Trường hợp không đáp ứng đủ tiêu chuẩn xin cấp phép cho các dịch vụ liên quan đến tiểu phẫu, phẫu thuật, bắt buộc các đơn vị phải cắt giảm dịch vụ theo đúng quy định mới có thể kinh doanh theo mô hình spa.
Nhận định chính xác quy mô để chọn loại hình khi đăng ký kinh doanh
Việc đăng ký kinh doanh spa có hai hình thức: Hộ kinh doanh và doanh nghiệp. Tùy theo quy mô kinh doanh spa thực tế để lựa chọn hình thức phù hợp, tối ưu chi phí. Ví dụ, với những đơn vị có quy mô nhỏ, số lượng nhân sự dưới 10 người có thể đăng ký cả hai hình thức. Tuy nhiên, đơn vị nên đăng ký theo hình thức hộ kinh doanh bởi các khoản phí thuế cho hình thức này thấp hơn nhiều so với doanh nghiệp.

Các đơn vị có quy mô lớn, nhân sự trên 10 người sẽ bắt buộc phải đăng ký kinh doanh theo hình thức doanh nghiệp. Khi đăng ký đơn vị nên chọn loại công ty TNHH để giảm trừ tối đa trách nhiệm về mặt pháp lý.
Chuẩn bị các giấy tờ cần thiết liên quan đến việc đăng ký mở spa
Một trong những bước quan trọng trong quy trình mở spa là hoàn thiện các hồ sơ, giấy tờ, thủ tục pháp lý. Vậy để thuận lợi khi mở spa cần những giấy tờ gì?
Theo quy định, để làm thủ tục đăng ký mở spa các đơn vị/cá nhân cần chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ cần thiết dưới đây:
- Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh: Tùy theo quy mô đăng ký, đơn vị cần chuẩn bị giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh hoặc giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu. Điền đầy đủ các thông tin chủ doanh nghiệp, địa điểm kinh doanh, ngành dịch vụ spa và số vốn điều lệ, thông tin người góp vốn đầu tư (nếu có).
- 4 bản sao chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân (đã công chứng) – Đính kèm 4 bản trong hồ sơ.
- 4 bản phô tô sổ hộ khẩu đã công chứng, đính kèm trong hồ sơ.
- Bản sao công chứng chứng chỉ hành nghề spa (có ghi rõ các hạng mục được phép hoạt động.
- Hợp đồng thuê (hoặc chứng nhận sở hữu) mặt bằng kinh doanh.
Lưu ý: Toàn bộ các giấy tờ là bản sao công chứng đều không quá 3 tháng, khi đi mang theo bản gốc để đơn vị chức năng đối chiếu.

Điều kiện ĐỦ để mở spa thành công
Bên cạnh những điều kiện CẦN bắt buộc thì đơn vị đăng ký kinh doanh spa cần đáp ứng một số điều kiện ĐỦ. Tùy theo các dịch vụ cung cấp, các điều kiện cụ thể cần đáp ứng như:
Spa không có dịch vụ massage xoa bóp
Nếu đơn vị đăng ký mở spa với các dịch vụ được cho phép, không bao gồm dịch vụ massage xoa bóp thì chỉ cần mang hồ sơ tới nơi tiếp nhận. Lệ phí đăng ký giấy phép kinh doanh spa khoảng 2 – 5 triệu. Nếu hồ sơ đầy đủ giấy tờ theo quy định thì đơn vị sẽ nhận được giấy phép sau 3 – 5 ngày.
Các đơn vị đăng ký cần lưu ý: Khi đăng ký mở spa theo hình thức hộ gia đình thì chỉ cần nộp hồ sơ tại Phòng kế hoạch tài chính ở UBND quận/huyện nơi có mặt bằng kinh doanh; Mở spa theo hình thức doanh nghiệp bắt buộc nộp hồ sơ tại Sở Kế hoạch Đầu tư Tỉnh/Thành phố nơi có mặt bằng kinh doanh.
Spa có dịch vụ massage xoa bóp
Riêng đối với trường hợp mở spa có dịch vụ massage xoa bóp thủ tục sẽ phức tạp hơn. Đơn vị cần đáp ứng một số tiêu chí:
Đơn vị kinh doanh spa có dịch vụ massage cần có giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an ninh trật tự theo nghị định số 96/2016/NĐ-CP. Trong đó, đơn vị cần cam kết thực hiện các dịch vụ spa massage chính thống, nghiêm cấm mọi hình thức trá hình, vi phạm pháp luật.
Dịch vụ massage có tác động trực tiếp đến hệ thống kinh lạc, huyệt đạo trên cơ thể, Bởi vậy, nhân viên thực hiện massage cần có chuyên môn để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Do đó, đơn vị mở spa có dịch vụ massage cần đảm bảo các tiêu chí về nhân sự như:
- Có ít nhất 1 bác sĩ đã có chứng chỉ hành nghề chuyên ngành vật lý trị liệu, phục hồi chức năng, YHCT.
- Trường hợp spa có cung cấp các sản phẩm điều trị đặc trị, bác sĩ kê đơn cần có chứng chỉ hành nghề.
- Kỹ thuật viên thực hiện massage cần có chứng nhận đào tạo nghề từ các trung tâm đào tạo chính thống. Trên hồ sơ nhân sự của doanh nghiệp bắt buộc có ảnh 3×4 của các kỹ thuật viên massage
- Trang phục kỹ thuật viên gọn gàng, có biển tên (họ tên nhân viên + tên spa, địa chỉ).
Spa có cung cấp dịch vụ massage thư giãn có yêu cầu về cơ sở vật chất cao hơn so với spa làm đẹp thông thường. Một số điều kiện đủ về cơ sở vật chất có thể kể đến như:
- Địa điểm cố định, tách biệt với không gian ăn uống, sinh hoạt của các hộ gia đình.
- Ánh sáng tiêu chuẩn theo quy định của nhóm dịch vụ massage, đảm bảo độ sáng vừa đủ để kỹ thuật viên thực hiện chính xác.
- Trong phòng massage cần có sẵn tủ thuốc cấp cứu, dụng cụ y tế, chuông cấp cứu để phòng các tình huống phát sinh.
- Quy trình kỹ thuật massage được in theo khổ A1 và dán công khai ở các phòng xoa bóp, trị liệu.
- Các vật dụng như ga trải giường, gối, khăn tắm…. luôn đảm bảo vệ sinh an toàn cho khách hàng. Có khu vực vệ sinh, tắm rửa sạch sẽ cho khách sau khi massage.
Quy trình mở spa làm đẹp tiêu chuẩn
Mở một spa chăm sóc da không phải là đơn giản, để vận hành mô hình kinh doanh này đòi hỏi đơn vị/cá nhân cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Nếu đang có mong muốn mở spa cho riêng mình, mọi người có thể tham khảo và làm theo các bước mở spa cơ bản nhất dưới đây.
Đầu tư khóa học về spa chuyên sâu
Dù bắt đầu kinh doanh bất kỳ lĩnh vực gì thì có kiến thức chuyên môn luôn là điều kiện bắt buộc. Vì vậy, trước khi bắt đầu mở tiệm kinh doanh spa, nếu chưa có kinh nghiệm chuyên môn thì bạn cần đầu tư một khóa học chuyên sâu. Việc này sẽ giúp các bạn có góc nhìn tổng quát về lĩnh vực định kinh doanh, có kiến thức chuyên môn để thi lấy chứng chỉ hành nghề. Bạn có thể tham khảo 1 số khóa học tại: Đây

Nghiên cứu nhu cầu thị trường và cập nhật xu hướng làm đẹp mới nhất
Ngành spa đặc biệt là spa làm đẹp, thẩm mỹ là một trong những nhóm liên tục cập nhật những xu hướng mới. Vì vậy, để có định hướng kinh doanh spa tốt thì bên cạnh việc nắm chắc kiến thức chuyên môn các bạn cũng cần thường xuyên tìm hiểu xu hướng mới. Kết hợp với nghiên cứu thị trường spa trong và ngoài nước để tìm hiểu nhu cầu khách hàng. Từ đó đưa ra lựa chọn dịch vụ phù hợp cho spa của mình.
Dự trù ngân sách đầu tư và chuẩn bị vốn
Sau khi tìm hiểu thị trường, nghiên cứu xu hướng và lên ý tưởng về mô hình kinh doanh spa, các bạn cần có dự trù về ngân sách triển khai. Thông thường chi phí để mở spa sẽ bao gồm một số hạng mục cơ bản như: Phí đăng ký kinh doanh, mặt bằng, thiết bị, nhân viên, phí vận hành,… Tùy theo quy mô kinh doanh chi phí triển khai và vận hành sẽ khác nhau. Các bạn có thể tham khảo dự toán chi phí mở spa dưới đây.

Việc dự trù chi phí, vốn đầu tư ban đầu là rất quan trọng. Điều này giúp bạn có thể sử dụng hợp lý nguồn vốn một cách hợp lý, tránh tình trạng đầu tư lãng phí vào những hạng mục không cần thiết.
Xây dựng spa ấn tượng và chuyên nghiệp cần lưu ý gì?
Mô hình kinh doanh spa có thành công hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó, việc xây dựng thương hiệu chuyên nghiệp và ấn tượng là một tiêu chí vô cùng quan trọng. Đây chính là bí quyết mở spa thành công của nhiều tập đoàn spa, thẩm mỹ nổi tiếng hiện nay. Nếu muốn xây dựng thương hiệu chuyên nghiệp cho spa của mình, các bạn cần lưu ý một số tiêu chí dưới đây:
Nên chọn những địa điểm thu hút khách hàng
Địa điểm của spa có ảnh hưởng trực tiếp tới lưu lượng khách hàng trong tương lai. Spa ở vị trí đẹp ở mặt tiền các tòa nhà, các khu phố lớn đông đúc sẽ có sức hút tốt hơn, giúp bạn tiết kiệm kha khá chi phí quảng bá thương hiệu.
Tuy nhiên, việc lựa chọn địa điểm còn phụ thuộc nhiều vào nguồn ngân sách đầu tư. Các bạn có thể cân nhắc một số địa điểm có cư dân đông đúc phù hợp cho spa như gần chợ, khu văn phòng, gần tiệm cắt tóc,…
Thiết kế không gian nội thất spa sang trọng và bắt mắt
Không gian nội thất của spa cần có phong cách riêng độc đáo để gây ấn tượng với khách hàng ngay từ cái nhìn đầu tiên. Bên cạnh đó, cần chú ý đến sự tiện nghi, thoải mái để mang tới cho khách hàng những trải nghiệm tuyệt vời nhất khi sử dụng dịch vụ. Do đó, bạn nên lên ý tưởng định hình phong cách và đầu tư cho hạng mục thiết kế nội thất, đặc biệt là những spa có quy mô lớn.

Công khai giấy phép kinh doanh và chứng chỉ liên quan
Một spa cần có chứng chỉ và giấy phép kinh doanh đầy đủ thì mới có thể đi vào hoạt động. Bên cạnh đó, những spa có kết hợp dịch vụ thẩm mỹ, làm đẹp nên có cả chứng chỉ hoạt động thẩm mỹ, chứng chỉ chuyên môn của đội ngũ bác sĩ. Đây là cơ sở để khách hàng tin tưởng vào chất lượng dịch vụ của spa.
Đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại cho spa
Các spa nên đầu từ một số thiết bị như máy xông hơi, máy xông tinh dầu, máy thải độc chỉ, các dụng cụ massage, giường spa. Ngoài ra, các loại mỹ phẩm, dầu gội, kem massage,… cũng nên sử dụng sản phẩm của các thương hiệu uy tín để đảm bảo an toàn cho khách hàng.
Như vậy, việc xây dựng một spa ấn tượng và chuyên nghiệp không chỉ dừng lại ở việc cung cấp các dịch vụ chất lượng mà còn bao gồm cả việc xây dựng một môi trường phù hợp và đáng tin cậy. Chỉ khi kết hợp đủ các tiêu chí mới có thể đưa thương hiệu spa của bạn lên một tầm cao mới và thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng.
Chi phí mở spa tổng tất cả hết bao nhiêu?
Dự trù vốn mở spa là bước quan trọng cần xác định trước khi thực thi và vận hành spa. Vậy mở tiệm spa cần bao nhiêu tiền là đủ?
Để xác định được chính xác chi phí mở 1 tiệm spa thì cần đánh giá chi tiết cho các hạng mục như:
Chi phí thuê mặt bằng tùy thuộc vào vị trí, quy mô spa của bạn. Những spa ở vị trí đẹp, diện tích mặt bằng lớn chi phí có thể lên đến cả trăm triệu/tháng. Với những spa mini quy mô nhỏ, khoản chi phí này thường chỉ dao động từ 5 – 20 triệu/tháng. Đương nhiên, nếu bạn có sẵn mặt bằng thì sẽ không phải lo lắng đến khoản chi phí này.
Tiền mua các loại thiết bị, máy móc chuyên dụng cũng là một phần kinh phí mở spa cần thiết. Bạn cần thống kê chi tiết các loại máy móc, thiết bị cần thiết, lựa chọn hãng sản xuất để dự trù chi phí. Thông thường, chi phí máy móc rơi và khoảng 80 – 150 triệu. Với những spa quy mô lớn cần nhiều máy móc thì chi phí có thể đội lên cao hơn. Bạn có thể tham khảo khóa học Chuyển giao công nghệ của Timona để có cái nhìn chuyên nghiệp về vấn đề này.

Để mang tới cho khách hàng không gian thư giãn thoải mái nhất thì bạn nên đầu tư thiết kế nội thất cho spa. Chi phí thiết kế và trang trí theo phong cách riêng dao động từ 30 – 80 triệu.
Chi phí thuê nhân viên là một khoản bắt buộc cần có khi bạn lên dự trù ngân sách mở spa. Tùy theo số lượng và chất lượng nhân sự mà chi phí có sự biến động. Ví dụ với một spa mini với số lượng nhân sự là 10 thì chi phí hàng tháng thường dao động từ 60 – 80 triệu.
Thời kỳ công nghệ 4.0 đa phần các spa đều sử dụng phần mềm để quản lý hoạt động. Trong đó sẽ có các hạng mục quản lý về nhân sự, vận hành, bán hàng,… Vốn dự trù cho hạng mục này dao động trong khoảng từ 10 – 20 triệu.
Ngân sách cho marketing phụ thuộc vào định hướng phát triển của spa. Những spa nhỏ lẻ chủ yếu áp dụng các hình thức miễn phí trên các nền tảng MXH để quảng bá nên gần như không tốn chi phí. Những spa có định hướng xây dựng thương hiệu mạnh sẽ đầu tư ngân sách để tăng độ phủ đồng thời xây dựng chiến lược kinh doanh dựa trên hoạt động marketing. Chi phí cho hạng mục này là không giới hạn.

Cân đối ngân sách mở spa chăm sóc da phù hợp với khả năng của bản thân sẽ phần nào giúp bạn kiểm sát được chi phí đầu tư. Thông thường khi mở spa ở các thành phố lớn chi phí cố định thường cao hơn rơi vào khoảng 300 – 500 triệu. Trong khi ở các vùng nông thôn, thị xã, chi phí chỉ dao động từ 100 – 300 triệu. Tuy nhiên, lưu lượng khách hàng sử dụng dịch vụ ở những nơi đông đúc như thành thị sẽ nhiều hơn, đồng nghĩa với việc doanh thu cao và ổn định hơn.
Spa cần một khoản đầu tư đề mua sắm nguyên vật liệu như mỹ phẩm như tinh dầu, kem dưỡng, thảo dược,… Chi phí ban đầu cho hạng mục này thường rơi vào khoảng 20 – 50 triệu đồng. Những spa quy mô lớn, sử dụng sản phẩm cao cấp thì chi phí có thể cao hơn.

Khi vận hành spa, bên cạnh những chi phí cố định, hàng tháng spa sẽ phát sinh nhiều chi phí khác như điện, nước, phí internet,… Khoản phí phát sinh này cao hay thấp tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của spa.
Hiện nay có nhiều đơn vị đào tạo spa từ cơ bản đến chuyên sâu với nhiều khóa học phù hợp với nhu cầu của học viên. Thông thường với những khóa cơ bản chi phí chỉ dao động từ 3 – 10 triệu. Còn với những khóa học mở spa thẩm mỹ liên quan đến tiểu phẫu, giải phẫu, chuyên sâu sẽ dao động từ 20 – 50 triệu.
Bạn có thể tham khảo các khóa học của Tinoma Academy để tìm cho mình 1 khóa học phù hợp nhé
Chia sẻ một số kinh nghiệm kinh doanh spa thành công
Dù kinh doanh spa hay bất kỳ lĩnh vực gì, ngoài việc tìm hiểu và nắm chắc kiến thức chuyên môn thì bạn nên học hỏi theo kinh nghiệm của những mô hình thành công trước đó. Đây là chìa khóa quan trọng giúp bạn vận hành để phát triển và cạnh tranh tốt hơn. Nếu có đam mê với kinh doanh spa, bạn có thể tham khảo và áp dụng những kinh nghiệm mở spa được chia sẻ từ các chuyên gia đầu ngành dưới đây:
Cần lên kế hoạch chi tiết trước khi khởi nghiệp với mô hình spa
Trước tiên khi muốn mở spa, bạn cần lên kế hoạch chi tiết và rõ ràng tất cả các hạng mục liên quan. Có hoạch định chiến lược phát triển theo từng giai đoạn để bám sát thực hiện. Khi có kế hoạch chi tiết, bạn sẽ có góc nhìn tổng quan, có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và dự phòng được những rủi ro có thể gặp phải.

Đầu tư spa trong khả năng tài chính và năng lực của bản thân
Tiêu chí đầu tư quan trọng trong kinh doanh spa là cần đầu tư phù hợp với khả năng. Từ khả năng chuyên môn đến khả năng tài chính. Lựa chọn hình thức kinh doanh spa phù hợp giúp hạn chế được tối đa những áp lực trong quá trình chuẩn bị mở spa.
Đầu tư cho các khóa học từ cơ bản đến chuyên sâu về spa
Trước khi mở spa chăm sóc da, bạn nên tham gia các khóa học để trau dồi kiến thức từ cơ bản đến nâng cao về lĩnh vực spa. Bạn có thể lựa chọn chương trình đào tạo phù hợp với định hướng riêng của spa. Sau khi tốt nghiệp bạn sẽ có những kiến thức, kỹ năng cần thiết, được cấp chứng chỉ hành nghề.
Một số khóa học như kỹ thuật chăm sóc da, kỹ thuật massage, sản phẩm chăm sóc da,… Hiện Timona Academy đang cung cấp các khóa học từ cơ bản đến chuyên sâu. Đặc biệt, giáo trình của học viện được xây dựng và kiểm duyệt bởi các chuyên gia hơn 15 năm kinh nghiệm sẽ cung cấp cho học viên đầy đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết trong ngành spa.
Không nên nóng vội chủ quan khi khởi nghiệp spa mini – Hãy chuẩn bị kỹ
Không ít người có suy nghĩ mở spa mini sẽ không cần chuẩn bị quá nhiều, không cần có kế hoạch chi tiết. Đây là tư tưởng sai lầm dẫn đến thất bại khi khởi nghiệp kinh doanh.
Lời khuyên dành cho có định hướng mở spa dù là spa mini cũng cần tìm hiểu kỹ thị trường, xu hướng sau đó lên kế hoạch chi tiết. “Dục tốc bất đạt”, khởi sự mà quá nóng vội, không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng rất dễ khiến bạn bị chật vật và đi vào ngõ cụt trong kinh doanh spa.
Dùng tiền đúng chỗ khi khởi nghiệp ngành spa – Hãy chắt chiu từng đồng vốn
Dù có vốn đầu tư nhưng cũng cần đầu tư đúng lúc, đúng chỗ. Nên tập trung vào những hạng mục chính cần thiết khi mở spa. Giai đoạn đầu mở spa các bạn sẽ phải chịu áp lực kinh tế khá lớn khi chỉ có tiền ra mà gần như không có tiền vào. Vì vậy hãy chắt chiu từng đồng vốn đang có, tìm hiểu và khảo sát giá cả trên thị trường để có lựa chọn tối ưu chi phí nhất.

Kẻ biết nắm bắt thời thế mới là kẻ mạnh – Hãy đầu tư phù hợp với khả năng
Trong kinh doanh spa, không phải cứ đầu tư nhiều, đầu tư quy mô lớn mới mạnh, mới thành công. Quan trọng nhất là bạn phải nắm bắt được xu thế, hiểu thị trường, hiểu khách hàng tiềm năng. Từ đó tập trung khai thác những thế mạnh và đầu tư trong khả năng của bản thân. Đây mới là yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công của một spa trong tương lai.
Giải đáp một số câu hỏi thường gặp khi mở spa
Chuẩn bị mở spa chắc hẳn bạn sẽ có rất nhiều băn khoăn cần được giải đáp. Dưới đây là tổng hợp một số câu hỏi thường gặp khi mở spa.
Mỗi mô hình kinh doanh spa sẽ có yêu cầu giấy phép khác nhau. Cơ bản nhất bạn cần có giấy phép đăng ký kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, giấy đảm bảo an ninh trật tự
Để mở spa bắt buộc chủ spa phải có chứng chỉ hành nghề. Chứng chỉ này được cấp theo Nghị định số 37 109/2016/NĐ-CP của chính phủ cho những người đã tham gia đào tạo và đủ điều kiện để tốt nghiệp một khóa spa chuyên nghiệp.
Bất kỳ quy mô kinh doanh spa nào dù lớn hay nhỏ đều cần có giấy phép kinh doanh mới được phép hoạt động. Vì vậy, khi muốn mở spa, bạn cần tìm hiểu đăng ký kinh doanh theo mã ngành quy định.
Tùy theo mô hình, định hướng phát triển dịch vụ của spa mà thiết bị, máy móc đầu tư sẽ khác nhau. Đa phần các spa khi mới mở đều cần có những vật dụng cơ bản như giường nằm trong Spa, máy xông nóng lạnh, máy soi da, máy xông tinh dầu, tủ hấp khăn, khăn tắm, khăn choàng,…
Khi muốn mở spa, bên cạnh những kiến thức về nhóm ngành, xu hướng thị trường bạn cũng cần học thêm những kiến thức chăm sóc da cơ bản. Bên cạnh đó, để có kiến thức tổng hợp, kỹ năng quản lý và vận hành spa hiệu quả, các bạn có thể học thêm khóa học Chủ/Quản lý spa tại Timona Academy. Khóa học sẽ đào tạo các hạng mục nội dung như đào tạo nhân viên, setup thiết bị, quy chế tính lương hay xây dựng chiến lược quảng cáo.
Ngoài ra, Timona còn có nhiều khóa đào tạo ngắn hạn phù hợp có những bạn có nhu cầu mở spa như Chăm sóc và điều trị da, Master thẩm mỹ, Phun xăm, Tắm trắng công nghệ cao,…
Trên đây là một số thông tin và kinh nghiệm mở spa cơ bản mà bất kỳ ai quan tâm đến mô hình kinh doanh này đều cần nắm được. Để khởi nghiệp với mô hình này không phải là chuyện đơn giản, vì vậy các bạn cần tìm hiểu thật kỹ trước khi quyết định đầu tư. Sự chuẩn bị kỹ lưỡng chính là bước đệm quan trọng đưa bạn đến với thành công.