Cách massage cho bà bầu đỡ đau lưng hiệu quả

Để nâng cao hiệu quả khi massage cho bà bầu, kỹ thuật viên có thể thực hiện theo các bước sau:

Chuẩn bị 

Công đoạn chuẩn bị, bao gồm:

  • Tạo không gian yên tĩnh, ấm áp và thoải mái. 
  • Các sản phẩm như dầu dừa hoặc dầu massage dành cho mẹ bầu để nâng cao hiệu quả cao nhất. 
  • Sử dụng khăn mềm để lau lượng dầu thừa.

Việc chuẩn bị như trên giúp nâng cao hiệu quả massage và tạo sự thoải mái cho khách hàng của bạn.

Để nâng cao hiệu quả massage cần tạo sự thoải mái cho khách hàng của bạn
Để nâng cao hiệu quả massage cần tạo sự thoải mái cho khách hàng của bạn

Kỹ thuật massage

Kỹ thuật viên massage cho thai phụ có thể thực hiện một số kỹ thuật như sau:

  • Xoa nóng tay: Chà xát 2 lòng bàn tay vào nhau cho đến khi nóng lên.
  • Kỹ thuật massage: Dùng ngón tay xoa bóp nhẹ theo chuyển động tròn từ phần vai gáy và vuốt từ trên xuống dưới theo dọc đốt sống lưng. Sau đó ấn nhẹ theo 2 bên sống lưng và lan tỏa ra 2 bên mạng sườn. Cuối cùng hãy dùng hai bàn tay xoa bóp nhẹ nhàng vùng thắt lưng theo chuyển động tròn và vuốt nhẹ nhàng từ cổ xuống thắt lưng một lần nữa và kết thúc.
Khi massage lưng cho bà bầu cần thực hiện nhẹ nhàng và chậm rãi
Khi massage lưng cho bà bầu cần thực hiện nhẹ nhàng và chậm rãi

Các thao tác trên cần thực hiện nhẹ nhàng và chậm rãi ở vùng lưng và hông của mẹ bầu trong khoảng thời gian từ 15 – 20 phút.

Lưu ý khi massage giảm đau lưng cho bà bầu

Massage có thể là một cách hiệu quả để giúp giảm đau lưng cho bà bầu. Tuy nhiên, khi thực hiện kỹ thuật viên cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Xác định rõ nguyên nhân gây đau lưng cho mẹ bầu để đưa ra hướng xử lý phù hợp.
  • Tránh massage khi mẹ bầu vừa mới ăn no hoặc quá mệt mỏi, thời điểm thích hợp nhất để massage là khoảng 2h sau khi ăn.
  • Tuyệt đối không được massage tại các vùng ngực, vùng bụng, vùng kín của mẹ bầu.
  • Nên massage với lực vừa phải, không ấn quá mạnh.
Không nên massage tại vùng ngực, vùng bụng, vùng kín của mẹ bầu
Không nên massage tại vùng ngực, vùng bụng, vùng kín của mẹ bầu

Một số câu hỏi thường gặp

Câu trả lời là không. Vì các động tác massage sẽ giúp tuần hoàn máu tốt hơn, kích thích sản sinh endorphin – hormone giảm đau tự nhiên từ đó làm giảm các cơn đau xuất hiện. Ngoài ra, việc massage đúng cách còn giúp mẹ bầu cải thiện được chất lượng giấc ngủ. 

Ngoài massage, kỹ thuật viên có thể hướng dẫn mẹ bầu thực hiện các biện pháp làm giảm đau lưng tại nhà như:

  • Tập thể dục thường xuyên: Thực hiện các bài tập thể dục nhẹ nhàng, làm giãn nở các cơ và sự dẻo dai của cơ thể như các bài tập yoga, bơi lội giúp giảm đau lưng hiệu quả.
  • Giữ trọng lượng hợp lý: Mẹ bầu cần ăn các thực phẩm lành mạnh để kiểm soát cân nặng hợp lý, từ đó giảm áp lực lên cột sống hạn chế tình trạng đau lưng.
  • Duy trì tư thế tốt: Bà bầu khi sinh hoạt đứng, ngồi hoặc nằm cần giữ cột sống thẳng hàng. Tránh các động tác cúi người hay vặn vẹo cơ thể làm ảnh hưởng đến thai nhi.
  • Sử dụng đệm hỗ trợ: Mẹ bầu có thể dùng các sản phẩm đệm hỗ trợ khi ngủ hoặc ngồi giúp giữ cột sống thẳng hàng, tránh được tình trạng đau lưng.

Ngoài ra, còn có một số phương pháp khác như: Châm cứu, dùng thuốc giảm đau, nắn chỉnh cột sống. Tuy nhiên, kỹ thuật viên cần lưu ý đến mẹ bầu khi áp dụng các phương pháp này nên nhờ sự hỗ trợ và tư vấn từ phía bác sĩ.

Như chúng tôi đã chia sẻ, đau lưng là tình trạng phổ biến thường gặp khi mang thai. Tuy nhiên, kỹ thuật viên nên khuyên mẹ bầu cần gặp bác sĩ ngay lập tức khi gặp phải những dấu hiệu sau:

  • Đau lưng dữ dội, dai dẳng không hết.
  • Đau lưng kèm theo các triệu chứng khác như: Sốt, chảy mủ âm đạo, khó tiểu,…
  • Đau lưng lan dần xuống 2 chân.
  • Mẹ bầu té ngã dẫn đến đau lưng.

Mẹ bầu 3 tháng có thể xoa lưng nhẹ nhàng để làm giảm đau vùng lưng. Tuy nhiên, vẫn cần lưu ý sử dụng lực vừa phải và tránh các vùng ảnh hưởng đến thai nhi như: Vùng ngực, vùng bụng, vùng kín của mẹ bầu.

Theo thống kê hiện nay, 70% mẹ bầu đều gặp phải tình trạng đau lưng khi mang thai. Có nhiều nguyên nhân gây đau lưng ở phụ nữ có thai, bao gồm:

  • Tăng cân: Trung bình phụ nữ tăng từ 11kg – 15kg trong suốt thai kỳ. Lượng cân tăng lên chủ yếu gây áp lực lên cột sống dễ dẫn tới đau lưng dưới. Khi thai nhi ngày một phát triển, gây áp lực lên vùng xương chậu gây đau nhức.
  • Thay đổi trọng tâm cơ thể: Khi thai nhi phát triển, phần bụng của cơ thể sẽ to ra làm thay đổi trọng tâm cơ thể. Để giữ thăng bằng, mẹ bầu thường có xu hướng ngã về sau, gây áp lực lên cột sống dễ dẫn tới đau lưng. 
  • Thay đổi nội tiết tố: Trong giai đoạn thai kỳ sẽ sản xuất ra hóc môn hormone relaxin, đây là nguyên nhân làm giãn các khớp và dây chằng và gây đau lưng ở phụ nữ có thai.
  • Căng thẳng: Tình trạng stress và căng thẳng khi mang thai dễ dẫn đến căng cơ và co thắt ở vùng lưng. Đây cũng là một trong số những nguyên nhân gây đau lưng ở mẹ bầu.

Ngoài những nguyên nhân phổ biến mà Timona Academy chia sẻ phía trên còn có một số nguyên nhân khác như: Mất ngủ, nâng vật nặng, hoạt động thể chất quá mức, bệnh loãng xương,…

Bên cạnh lưu ý các cách massage cho bà bầu đỡ đau lưng, kỹ thuật viên nên chú ý đến chế độ ăn uống của mẹ bầu trong suốt quá trình mang thai. Việc thăm khám thai định kỳ là điều cần thiết đối với mẹ bầu, đặc biệt khi gặp tình trạng đau lưng kéo dài.

Tư vấn chuyên môn bài viết
Nguyễn Thị Kiều Oanh

Viện Trưởng Học Viện Đào Tạo Thẩm Mỹ Quốc Tế Timona Academy. Đồng sáng lập & Điều hành Tập Đoàn Taza Group, Taza Skin Clinic. Người có hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Giáo dục và Thẩm mỹ. Trực tiếp Cố vấn cấp cao cho các chuỗi Spa/TMV lớn trên toàn quốc.

Tư vấn chuyên môn bài viết
Nguyễn Thị Kiều Oanh
Viện Trưởng Học Viện Đào Tạo Thẩm Mỹ Quốc Tế Timona Academy. Đồng sáng lập & Điều hành Tập Đoàn Taza Group, Taza Skin Clinic. Người có hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Giáo dục và Thẩm mỹ. Trực tiếp Cố vấn cấp cao cho các chuỗi Spa/TMV lớn trên toàn quốc.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *