Nguyên nhân phun môi xong bị nứt chảy máu là gì?
Sau quá trình phun xăm môi, một số người có thể gặp phải tình trạng rỉ máu, nứt nẻ và đau rát trên môi. Một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này sau phun xăm gồm có:
Kỹ thuật viên thiếu kỹ năng phun xăm
Quá trình phun xăm môi đòi hỏi kỹ thuật viên phải có kỹ năng để mang lại kết quả tốt. Nếu kỹ thuật viên không thực hiện đúng kỹ thuật có thể gây mất cân bằng độ ẩm trên da môi, dẫn đến khô và nứt nẻ.
Mực phun môi kém chất lượng
Hiện nay, có hai loại mực chính được sử dụng trong phun môi là mực hữu cơ và mực vô cơ. Mực hữu cơ an toàn và không gây hại cho da. Tuy nhiên, mực vô cơ chứa các kim loại nặng có thể gây viêm nhiễm da môi sau quá trình phun.
>>> Tham khảo thêm các thông tin chi tiết: Mực phun xăm.
Công nghệ phun môi lạc hậu
Các cơ sở thẩm mỹ sử dụng thiết bị phun xăm lỗi thời không chỉ làm giảm hiệu quả của quá trình phun môi mà còn gây tổn thương cho da. Điều này dẫn đến hiện tượng phun môi xong bị chảy máu.
Không tuân thủ hướng dẫn chăm sóc môi sau phun
Thông thường, các chuyên gia luôn khuyến nghị chị em tuân thủ các hướng dẫn về vệ sinh môi, chế độ ăn uống và sinh hoạt sau phun xăm. Tuy nhiên, nếu không tuân thủ đúng những chỉ dẫn này, môi có thể trở nên khô và chảy máu.
Thiết bị phun môi bị nhiễm trùng khi thực hiện
Phun môi là một quá trình xâm lấn. Nếu thiết bị phun môi không được vệ sinh và khử trùng đúng cách, vi khuẩn có thể xâm nhập và gây viêm nhiễm, làm cho vết thương mưng mủ, nứt nẻ.
Hình ảnh phun môi xong bị nứt chảy máu
Các bạn có thể tham khảo một số hình ảnh môi bị nứt chảy máu sau phun
Làm thế nào để khắc phục phun môi xong bị nứt chảy máu?
Môi bị chảy máu và nứt nẻ là dấu hiệu của da môi khô, cần được cung cấp độ ẩm ngay lập tức. Dưới đây là những biện pháp bạn có thể thực hiện để giữ cho đôi môi luôn mềm mại, căng mọng và tươi tắn:
- Sử dụng các sản phẩm dưỡng môi tự nhiên: Mật ong, dầu dừa, nha đam, dầu oliu… là những nguyên liệu tự nhiên mang lại hiệu quả trong việc chữa trị môi khô. Những dưỡng chất tự nhiên này sẽ cung cấp độ ẩm cho môi, giúp môi trở nên mềm mại và mịn màng hơn.
- Duy trì đủ lượng nước cho cơ thể: Uống đủ lượng nước hàng ngày không chỉ giữ cho da và môi đủ ẩm mà còn hỗ trợ quá trình lành vết thương. Do đó bạn cần chú ý sử dụng ít nhất 2 lít nước mỗi ngày, ưu tiên nước ép, sinh tố để cung cấp vitamin và giúp môi phục hồi nhanh chóng.
- Sử dụng kem dưỡng hoặc Vaseline: Hãy thoa kem dưỡng hoặc Vaseline lên môi 2-3 lần mỗi ngày và thoa thêm khi môi cảm thấy quá khô.
- Bổ sung chất dinh dưỡng từ bên trong: Ngoài việc uống viên vitamin E để giảm khô cho môi, bạn hãy áp dụng một chế độ ăn uống cân đối với nhiều rau xanh và trái cây. Điều này sẽ giúp cải thiện tình trạng môi bị nứt chảy máu đáng kể.
Tư vấn chuyên môn bài viết
Nguyễn Thị Kiều Oanh
Viện Trưởng Học Viện Đào Tạo Thẩm Mỹ Quốc Tế Timona Academy. Đồng sáng lập & Điều hành Tập Đoàn Taza Group, Taza Skin Clinic. Người có hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Giáo dục và Thẩm mỹ. Trực tiếp Cố vấn cấp cao cho các chuỗi Spa/TMV lớn trên toàn quốc.
Tư vấn chuyên môn bài viết
Nguyễn Thị Kiều Oanh
Viện Trưởng Học Viện Đào Tạo Thẩm Mỹ Quốc Tế Timona Academy. Đồng sáng lập & Điều hành Tập Đoàn Taza Group, Taza Skin Clinic. Người có hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Giáo dục và Thẩm mỹ. Trực tiếp Cố vấn cấp cao cho các chuỗi Spa/TMV lớn trên toàn quốc.